Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Mô hình máy soi cổ tử cung

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ

Thông tin nhà cung cấp

Mô hình Máy soi cổ tử cung sử dụng nguồn sáng Led phân cực có những cải tiến về chất lượng hình ảnh, cũng như giá thành hợp lý, phục vụ nhu cầu thiếu hụt trang thiết bị y tế hiện đại trong nước. Ngoài ra, kèm theo phần mềm lưu trữ và xử lý ảnh trực tiếp, nhằm tăng cường hay phân đoạn các vùng bệnh, cho bác sĩ cái nhìn trực quan, rõ ràng hơn về bệnh lý của bệnh nhân. Kết quả bước đầu phân tích, đánh giá một số đặc tính thường gặp trong bệnh lý cổ tử cung.

Mô hình thiết bị máy soi cổ tử cung

Trên cơ sở phương pháp và mục tiêu đề ra, chúng tôi đã phát triền thành công mô hình MSCTC sử dụng nguồn sáng Led phân cực.

Trước tiên là hỗ trợ bác sĩ quan sát CTC, kế đến là thu thập dữ liệu hình ảnh CTC phục vụ cho các nghiên cứu xử lý ảnh y sinh cũng như tự động chẩn đoán bệnh. Mô hình MSCTC có chức năng thu nhận hình ảnh bằng camera chuyên dụng, sử dụng nguồn sáng phân cực với hai chế độ ánh sáng trắng và ánh sáng xanh lá như Hình 1. Thiết bị là máy cầm tay tiện lợi, chức năng tự động lấy nét nhanh, có giá đỡ, thao tác đơn giản.

Hệ thống phần mềm

Ngoài điều khiển thủ công sử dụng công tắc và nút nhấn, chúng tôi cũng đã xây dựng hoàn chỉnh giao diện chương trình đi kèm với máy soi (Hình 2). Chức năng chính của chương trình là kết nối camera với máy tính, thao tác với camera, lưu trữ, quản lý dữ liệu và xử lý ảnh. Một số chức năng xử lý ảnh trực tiếp trên nền giao diện (Realtime) đã được nghiên cứu và phát triển như: Sử dụng ảnh xám (Gray Scale), phân đoạn ảnh thủ công (Threshold), phân đoạn ảnh theo phương pháp Otsu và sử dụng TiVi Index nhằm phát hiện và đánh dấu vùng bệnh lý thông qua phương pháp lọc màu.

HÌNH THỨC HỢP TÁC

(Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)

- Thu hút vốn đầu tư để nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm

Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM

THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ CÁC TRƯỜNG THÀNH VIÊN (1957 – 1975)

Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957 – 1972)

Lịch sử trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM đã trải qua 50 năm. Tiền thân của Trường Đại học Bách Khoa là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (TTQGKT) được thành lập ngày 29/6/1957 với nhiệm vụ “… đào tạo thanh niên các ngành học Cao đẳng Kỹ thuật cần thiết cho nền Kinh-Tế và Kỹ -Nghệ Quốc-Gia”.

Nhưng nếu tính về truyền thống lâu đời của các trường thành viên thuộc TTQGKT thì có lẽ phải tính từ những năm đầu thế kỷ 20.

Cho đến những năm đầu thập niên 70, TTQGKT có 5 trường, mỗi trường mang một sắc thái, lịch sử riêng với khoảng 3.000 kỹ sư và cán sự tốt nghiệp.

Trường Cao đẳng Công Chánh

Được thành lập từ năm 1911, đến năm 1917 là thành viên của Trường Cao đẳng Đông Dương. Từ năm 1919 trường đào tạo các chuyên viên, cán sự và kỹ sư công chánh. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa. Đến kháng chiến chống Pháp, vì lý do an ninh, ngày 1/10/1947, Pháp dời trường vào Sài Gòn. Từ năm 1950, trường đào tạo kỹ sư công chánh Đông Dương và tổ chức thi tuyển ngạch Kỹ sư ở các xứ thuộc địa (Cao Miên, Lào). Hệ thứ nhất tuyển những học sinh lớp đệ nhị cấp là những người đã trải qua lớp dự bị và học hai năm những kiến thức kỹ thuật cần thiết và những người có bằng tú tài Pháp hay bằng tú tài Pháp – Việt, hoặc những người đã có chứng chỉ cử nhân (toán đại cương hay vật lý đại cương). Các lớp học ở trường Cao đẳng Công chánh do các Giáo sư của các sở giáo dục, công chánh, kinh tế, y tế, địa chánh … giảng dạy.

Năm 1957, trường là thành viên của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật. Từ năm 1973 – 1974, Trường Cao đẳng Công chánh chỉ đào tạo kỹ sư công chánh và kỹ sư địa chánh. Chương trình của trường là 3 năm, không kể năm thứ nhất học tại trường khoa học. Nội dung đào tạo là các kiến thức kỹ thuật tổng quát trong các lĩnh vực có liên quan.

Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ

Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ được thành lập năm 1956 và được sát nhập làm thành viên của TTQGKT vào năm 1957. Trường đào tạo các kỹ sư công nghệ các ngành cơ khí, đúc luyện kim, kỹ nghệ sắt, ô tô …

Trường Cao đẳng Điện học

Trường Cao đẳng Điện học nguyên là trường Vô tuyến điện (Ecole de Radio – Electricité). Trường Vô tuyến điện được thành lập trên cơ sở Khoa Nhân viên vô tuyến điện được thành lập ngày 23/11/1947 trực thuộc trường Đại học Khoa học Sài Gòn, làm nhiệm vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật vô tuyến điện hạng 1, hạng 2. Có thời gian Khoa đóng ở khuôn viên trường Lycée Petrus Ký Sài Gòn. Đến tháng 01/1949 trở thành trường Vô tuyến điện, đào tạo kỹ thuật viên vô tuyến điện (2 năm), điện tín viên, trắc lượng viên, chuẩn bị các kỳ thi về hàng hải và hàng không. Năm 1950, Trường trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, sau đó là Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật học vụ.

Năm 1957, Trường sát nhập làm thành viên của TTQGKT và đổi tên là trường Cao đẳng Điện học. Trường đào tạo kỹ sư điện, cán sự điện và điện tử, huấn luyện trung cấp và thợ chuyên môn cho các xí nghiệp công tư và quân nhân của Bộ Quốc phòng (chính quyền Sài Gòn).

Năm 1973 – 1974, trường Cao đẳng Điện học chỉ đào tạo chuyên viên, kỹ sư, còn cấp cán sự điện được chuyển qua trường Đại học Chuyên nghiệp Trung cấp.

Trường Cao đẳng Hóa học

Thành lập năm 1962 ngay trong TTQGKT, đào tạo cán sự hóa học. Đến năm 1968, Trường bắt đầu đào tạo kỹ sư hóa học. Từ năm 1973 – 1974, Trường chỉ còn đào tạo kỹ sư, không đào tạo cấp cán sự.

Trường Việt Nam Hàng hải

Trường Việt Nam Hàng hải được thành lập năm 1951, chương trình 8 tháng đào tạo thuyền viên hàng hải. Năm 1957, Trường được sát nhập vào TTQGKT. Trường có hai Ban: Ban Thuyền trưởng và Ban Cơ khí. Trường đặt nặng phần thực hành và kinh nghiệm hàng hải. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong 2 năm, sinh viên cần tập sự và hành nghề trên các thương thuyền trước khi trở về lớp học tu nghiệp 3 tháng để thi tốt nghiệp.

Năm 1960 Trường đào tạo cấp cán sự với chương trình 2 năm cho thuyền viên, lái máy, sĩ quan hàng hải.

Năm 1973 Trường đào tạo kỹ sư hàng hải, với chương trình 4 năm.

Trên khuôn viên 14,5 ha của tổng Phú Thọ hình thành một trung tâm đào tạo các kỹ sư và cán sự kỹ thuật, với hệ thống bảy tòa nhà hai và ba tầng gồm văn phòng, lớp học (giảng đường), thư viện, các phòng thí nghiệm và các xưởng thực tập. Trung tâm cũng có khu thể thao, thiết kế ban đầu dành cho 1.600 sinh viên của tất cả các hệ và 200 cán bộ, nhân viên, giáo sư. Muốn vào các trường cao đẳng của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật, người học phải có bằng tú tài 2 (trung học đệ nhị cấp), ban B (toán) và phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học từ 4 đến 5 năm (tùy theo ngành) cho bậc kỹ sư và 2 năm cho bậc cán sự.