Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Sơn chống thấm

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Mã sản phẩm

Thông tin nhà cung cấp

Thấm nước là một trong những "căn bệnh kinh niên" của các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình dân dụng tại Việt Nam. Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch lớn và không khí có độ ẩm cao nên thường xuyên xảy ra hiện tượng co ngót, giãn nở, phá huỷ bề mặt, tạo điều kiện cho nước xâm nhập, thẩm thấu vào các hạng mục của công trình như tầng hầm, tường xây (đặc biệt là tường xây bao ngoài) ...

Việc bị thấm nước sẽ khiến các hạng mục này mắc phải "căn bệnh nhiệt đới" là ẩm mốc bên ngoài cũng như nứt kết cấu bên trong, từ đó gây mất mỹ quan và ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của công trình.

Chính vì vậy, nhiệm vụ tăng cường khả năng chống thấm trong các công trình, thông qua giải pháp về kiến trúc và vật liệu là cần thiết và phải được đặt lên hàng đầu
Hiện nay đã hình thành một xu hướng mới vượt xa khái niệm về thành phần arcylic thông thường. Hệ thống sownphur mới được kết thành từ silicon, đóng vai trò chất keo kết dính, tạo tác dụng thấm đều lên bề mặt tường, đồng thời vẫn cho phép hơi ẩm có khả năng thoát ra khỏi lớp màng sơn, cung cấp tính năng chống bám bụi bẩn ưu việt, đặ biệt lý tưởng cho sử dụng cho môi trường ngoại thất và đồng thời có khả năng đẩy nước.
Là sản phẩm sơn nước, sản phẩm có tính bền vững, hề sơn đáp được nhu cầu trong công tác hoàn thiện nội thất và ngoại thất cho công trình. Hệ sơn có tính thẩm thấu đều lên bề mặt rỗ, có khả năng bảo vệ ưu việt, không cho nước thấm vào trong lớp màng sơn, chống bám bụi bẩn, kháng nấm, mốc, muối hóa...Sản phẩm gốc silicon cho phép bảo vệ công trình được bền và sạch hơn trong thời gian dài ưu việt hơn hẳn so với sản phẩm gốc arcylic hay polyurethane...
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm quý khách liên hệ theo SDT : 0904 529 558
Thanks!

Công ty cổ phần công nghệ môi trường Đại Việt

Đại Việt và công nghệ sản xuất vật liệu mới

Là một doanh nghiệp trẻ, ôm ấp hoài bão lớn trong việc chinh phục đỉnh cao các công nghệ xử lý môi trường, công nghệ xanh trong sản xuất vật liệu xây dựng, Đại Việt đã biết tụ họp các cán bộ kỹ thuật theo nhiều ngành nghề để tạo nên một đội hình “khép kín” tiếp cận và sáng tạo những công nghệ mới.

   

Từ trước đến nay khi nói đến sản xuất gạch bê tông nhẹ thì ở nước ngoài và Việt Nam mọi người đều nghiêng về công nghệ sản xuất bê tông khí chưng áp AAC. Đây là công nghệ phức tạp hơn công nghệ sản xuất bê tông bọt và thường có giá thành sản xuất cao hơn. Nguyên nhân của sự lựa chọn này là vìbê tông bọt có một vài nhược điểm về mức độ cơ giới hóa, tự động hóa, về năng suất lao động và về độ bền cơ thấp của sản phẩm so với gạch AAC.
 

  

Hiểu rõ các hạn chế này, các cán bộ kỹ thuật công ty Đại Việt đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông bọt với cường độ cao, cơ giới hóa, tự động hóa cao, năng suất lao động cao và quy mô lớn từ 40 đến 100 m3/ca. Với công suất này nếu tổ chức sản xuất 2 ca/ngày thì sản lượng hàng năm sẽ từ 25.000 đến 60.000 m3. Đây là sự lựa chọn quy mô, modul rất thích hợp với rất nhiều địa phương cả về suất đầu tư lẫn diện tích nhà xưởng và thị trường. Như vậy về mặt đầu tư và tính toán nhu cầu thị trường thì loại dây chuyền này có thể triển khai ở các huyện và cả đô thị lớn nhỏ. Nguyên liệu sử dụng đã được nghiên cứu tỉ mỉ công phu ngoài xi măng có thể sử dụng cát, đá mạt, tro nhiệt điện… Với sự phát triển của lĩnh vực nhiệt điện Việt Nam hiện nay và trong tương lai gần thì việc sử dụng phế thải tro bay sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Tro nhiệt điện được Đại Việt sử dụng trong sản phẩm của mình như là nguyên liệu hoạt tính. Dùng tro sẽ giảm bớt lượng xi măng cần thiết, sản phẩm gạch nhẹ hơn, đẹp hơn và cường độ cao hơn.
    Nếu như cách đây khoảng 20 năm khi các nhà chuyển giao công nghệ sản xuất gạch bê tông cốt liệu của Tây Ban Nha sang Việt Nam giới thiệu và tự hào về công nghệ “gà đẻ trứng” tức là công nghệ sản xuất với khuôn đứng yên, máy cấp liệu chuyển động rót vào từng khuôn thì hôm nay chúng ta cũng chứng kiến công nghệ Đại Việt cũng là công nghệ “gà đẻ trứng”.
 

   

Điều khác của Đại Việt là quả trứng to tức là đổ vào một khuôn lớn để dưỡng hộ sau đó cắt thành những viên gạch nhẹ có kích thước theo ý muốn. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa công nghệ Đại Việt với công nghệ của nhiều nhà sản xuất khác. Với bê tông bọt nhẹ họ thường đổ liệu vào các khuôn gạch theo kích thước định sẵn. Phương pháp này vừa tốn khuôn vừa không linh hoạt trong việc sản xuất các sản phẩm có kích thước khác. Sở dĩ Đại Việt làm được điều này vì họ sản xuất ra loại bê tông bọt nhẹ có cường độ cao, trên dưới 5,5 MPa. Nếu bê tông bọt thông thường có cường độ thấp thì khi bê tông đang “mềm” có thể cắt được thì cường độ bê tông còn thấp quá sẽ gây hiện tượng dính trở lại hoặc biến dạng; khi đủ cường độ để cắt thì bê tông đã hóa cứng. Đây cũng chính là lợi thế của Đại Việt, xuất phát từ việc lựa chọn nguyên liệu, tính toán cấp phối hợp lý, thiết kế máy trộn liệu, tạo bọt để tạo ra bọt nhỏ, hình cầu, kín, độ đồng đều cao và tạo ra cường độ cao, độ chống thấm tốt, cách nhiệt, cách âm tốt. Để làm được điều này ngoài việc thiết kế một dây chuyền đồng bộ, khép kín, tự động hóa cao từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm Đại Việt còn biết lựa chọn và nhập khẩu chất tạo bọt GREEN-DV có tính ổn định rất cao với khả năng làm tăng thể tích lên 20-25 lần và tạo ra bọt khí vững chắc, màu trắng làm cải thiện mầu sắc gạch, tăng thẩm mỹ cho viên gạch.

  

Trong sản xuất bê tông bọt và bê tông khí chưng áp, các nhà công nghệ quan ngại nhất là độ bền vững của bọt, tìm mọi biện pháp để giữ cho bọt có hình cầu, kích thước đồng đều, không bị vỡ để tăng cường độ bê tông, tăng khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt. Đại Việt đã nghiên cứu thiết kế máy tạo bọt đảm bảo các yêu cầu của công nghệ, có khả năng sử dụng cho nhiều chủng loại bọt, dễ dàng trộn với vữa bê tông, tránh hiện tượng phân lớp, phân tầng, làm vỡ kết cấu của khối bê tông.

Dây chuyền công nghệ đồng bộ của Đại Việt cho thấy sức trẻ của một doanh nghiệp mới ra đời, sức trẻ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật với cách tính toán thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị thì rất già dặn. Đại Việt rất ưu tiên chế tạo dây chuyền thiết bị từ các nhà máy cơ khí trong nước nhưng cũng biết tận dụng các cụm thiết bị có chất lượng, độ chính xác cao của nước ngoài. Đại Việt đã kết hợp và đấu nối tốt các hệ điều khiển, tự động hóa của tập đoàn Siemen, các máy cân đong định lượng, các loại mô tơ, thiết bị khác của nước ngoài có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc, Đài Loan để tạo nên một dây chuyền hoàn chỉnh trong sản xuất, gia tăng độ chính xác, dễ vận hành, giảm tiếng ồn trong sản xuất, giảm khả năng bay bụi trong khâu cân trộn phối liệu. Sựkết hợp này là rất cần thiết để tạo nên dây chuyền sản xuất có công nghệ tiên tiến giá thành rất hợp lý có khả năng đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh và chắc chắn sẽ góp phần thực hiện chương trình phát triển vật liệu không nung, vật liệu xanh.