Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Tư vấn cấp mã số cơ sở đóng gói

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

Mã số cơ sở đóng gói là gì?

Theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 775:2020/BVTV Mã số cơ sở đóng gói là mã số định danh cho một cơ sở đóng gói.

Ai được cấp mã số cơ sở đóng gói?

Cơ sở, doanh nghiệp có cơ sở đóng gói nông sản. Trong đó, cơ sở đóng gói là nơi nông sản được tập trung, sơ chế, bảo quản và đóng gói theo quy trình phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Tại sao phải cấp mã số cơ sở đóng gói?

– Đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản trên thế giới. Hiện nay các nước nhập khẩu  không những có yêu cầu chặt chẽ về mã số vùng trồng đối với nông sản nhập khẩu mà còn cả mã số nhà xưởng đóng gói nông sản.

– Đảm bảo truy xuất nguồn gốc được nông sản, biết nông sản được đóng gói ở đâu.

– Việc nhà xưởng, cơ sở đóng gói thực hiện đầy đủ các yêu cầu khi thiết lập cơ sở đóng gói cũng giúp nhà xưởng có trách nhiệm hơn trong việc sản xuất, kiểm soát chất lượng nông sản.

Thủ tục cấp mã số đóng gói

Bước 1: Đăng ký cấp mã cơ sở đóng gói

Cơ sở chuẩn bị hồ sơ và gửi đơn đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói và các thông tin theo yêu cầu về Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tại nơi đặt cơ sở đóng gói.

Hồ sơ đăng ký cấp mã cơ sở đóng gói bao gồm:

Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói

Bộ hồ sơ khác theo yêu cầu trong thông tư TCCS 775:2020/BVTV

Bước 2: Khảo sát cơ sở

Chuyên gia sẽ đến trực tiếp khảo sát tại cơ sở, đưa ra các góp ý cho cơ sở đáp ứng quy định về thiết lập cơ sở đóng gói. Hỗ trợ khắc phục các nội dung chưa phù hợp.

 

 

Chi tiết yêu cầu khi thiết lập cơ sở đóng gói:

#1. Yêu cầu chung

– Cơ sở đóng gói phải đáp ứng yêu cầu về nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định.

– Cơ sở đóng gói bố trí đủ cơ sở vật chất cho việc nhận, phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói nông sản theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp kiểm soát gây hại tránh tái nhiễm và lây nhiễm chéo.

– Cơ sở đóng gói phải có đủ trang thiết bị và phải được bảo quản và hiệu chỉnh định kỳ theo quy định của nước nhập khẩu.

– Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sơ chết, bảo quản và đóng gói phải nằm trong danh mục  được phép sử dụng, sử dụng đúng quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

– Bao bì, nguyên liệu dùng trong đóng gói bằng gỗ dùng trong đóng gói xuất khẩu phải được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15.

– Có đầy đủ hồ sơ ghi chép, sổ sách đầy đủ đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

– Trường hợp có thể  thay đổi về quy mô, người đại diện/chủ sở hữu, cấu trúc cơ sở đóng gói; người đại diện chủ sở hữu phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh thoogn tin và báo cáo cho Cục BVTV.

#2. Yêu cầu về hồ sơ

Cơ sở đóng gói cần xây dựng, lưu giữ và cập nhật định kỳ các loại hồ sơ chủ yếu sau:

– Quy trình đóng gói mô tả tất cả các chi tiết liên quan đến việc nhận, phân loại, xử lý và đóng gói nông sản

– Hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói: cần ghi chép đầy đủ thời gian, khu vực, người thực hiện, hóa chất sử dụng và biện pháp quản lý chất thải.

– Các hồ sơ liên quan khác: hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật (nếu có).

#3. Yêu cầu về nhân sự

– Đủ sức khỏe.

– Có kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở đóng gói.

– Có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại.

#4. Yêu cầu về quản lý và kiểm soát sinh vật gây hại

– Phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại có khả năng đi thao và tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu hoặc hướng dẫn của Cục BVTV, cơ quan chuyên môn ở địa phương.

– Nông sản phải được thu hoạch từ vùng trồng đã được Cục BVTV cấp mã số.

#5. Yêu cầu khác

Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước  nhập khẩu.

Bước 3: Phê duyệt cấp mã số cơ sở đóng gói

Cục BVTV thẩm định và cấp mã số cho cơ sở đóng gói đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.

Nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh.

Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại cơ sở đóng gói.

Bước 4: Thông báo cấp mã cơ sở

Sau khi Chi cục BVTV nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo bằng văn bản về cho cơ sở về việc đã được cấp mã số cơ sở đóng gói.

Dịch vụ tư vấn cấp mã số cơ sở đóng gói của TraceVerified

TraceVerified là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu ra các thị trường, chúng tôi mong muốn là cầu nối tin tưởng giữa doanh nghiệp và thị trường. Trong đó thủ tục cấp mã số cơ sở đóng gói còn mới với nhiều cơ sở, nên TraceVerified có thể tư vấn về thủ tục, quy trình và hồ sơ trình lên chi cục Bảo vệ thực vật và theo dõi các yêu cầu bổ sung nếu có.

Để được tư vấn thêm về thủ tục cấp mã số cơ sở đóng gói vui lòng liên hệ.

Công ty cổ phần giải pháp và dịch vụ truy xuất nguồn gốc

TraceVerified là dịch vụ Truy xuất nguồn gốc đầu tiên tại Việt Nam được sự tài trợ của tổ chức cạnh tranh toàn cầu GCF do công ty cổ phần khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng EDC-HĐ thực hiện từ năm 2011 dưới sự cố vấn của Dr.Heiner Lehr – Chuyên gia về Truy xuất nguồn gốc cho cộng đồng Châu Âu và giám đốc dự án là bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên thứ trưởng bộ Thủy sản (1994-2007).

TraceVerified ra đời với mục đích là cầu nối thông tin giữa nhà sản xuất và người mua để đưa thông tin minh bạch hơn về thực phẩm của Việt Nam. Đến năm 2016 thì Công ty CP Giải pháp và Dịch vụ Truy xuất nguồn gốc Trace Verified chính thực thành lập.

 

 

Đến nay với gần 10 năm kinh nghiệm làm Truy xuất nguồn gốc, TraceVerified đã thực hiện được hàng trăm dự án trên khắp tỉnh thành Việt Nam từ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đến những sản phẩm chế biến như nước mắm, sữa, café,… Điển hình như VinEco với các nhà sơ chế đóng gói, các trang trại lớn của VinEco và hàng trăm trang trại của đối tác nông dân sản xuất các sản phẩm rau, trái cây tươi cung cấp tại hệ thống Vinmart; Coopmart với các sản phẩm rau, gạo hữu cơ từ trang trại Viễn Phú (Cà Mau), 10 HTX nông nghiệp do sở NNPTNT TP Hồ Chí Minh tài trợ sử dụng, HTX Thạch Long do Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh tài trợ, nước mắm Phú Quốc (Thanh Quốc, Khải Hoàn), dự án tôm, bò, và thịt heo tại Sở KHCN Bến Tre, sản phẩm yến sào NutriNEST…

Hệ thống TraceVerified được cộng đồng quốc tế thừa nhận, được Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO sử dụng làm đại diện duy nhất từ Việt Nam trong các báo cáo điển hình về giải pháp TXNG. Giải pháp được sở Nông Nghiệp & PTNT và Sở KHCN TPHCM sử dụng để hỗ trợ các Hợp tác xã và Doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện TXNG nông sản.

Sứ mệnh

Trở thành cầu nối tin cậy giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm để kể những câu chuyện về sản phẩm từ trang trại đến thị trường.

Tầm nhìn

Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Truy xuất nguồn gốc điện tử hàng đầu, phục vụ 70% các nhà sản xuất thực phẩm có trách nhiệm ở Việt Nam đến năm 2030 với mạng lưới đối tác phát triển bền vững và rộng khắp.

Đối tác của TraceVerified

TraceVerified luôn luôn nhận được sự hợp tác, sự giúp đỡ của các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng TraceVerified trở thành một trung tâm thông tin, một cầu nối tin tưởng giữa người mua và người bán.