9 năm

Hồ sơ

Công ty cổ phần công nghệ môi trường T.Đ.A Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 14/08/2015 Thành viên vàng Sản phẩm chính: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, phao quây dầu, giấy thấm dầu tràn, xử lý sự cố tràn dầu, máy thổi khí fujimac Lượt truy cập: 1,100,819 Xem thêm Liên hệ

Video

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là gì?

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là gì?

Việt Nam là một trong 3 quốc gia có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất với số lượng từ 10 sự cố trở lên, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014. Do đó việc xây dựng các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là tất yếu, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân Việt Nam phải đặc biệt quan tâm và thực hiện một cách đầy đủ, góp phần vào việc hạn chế mức thấp nhất các sự cố tràn dầu xảy ra và tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

1. Sự cố tràn dầu là gì?

Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.

 

Sự cố tràn dầu

 

2. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là gì?

Căn cứ Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 12/2021/QĐ-TTg do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ngày 24 tháng 03 năm 2021. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2021. Thay thế Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Và Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.

Trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sẽ kèm theo các quy định các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống…) khi sự cố tràn dầu xảy ra.

3. Nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố môi trường.

  1. Mô tả sơ bộ các hoạt động của cơ sở, dự án, doanh nghiệp…
  2. Dự kiến các nguy cơ, tình huống rủi ro xảy ra sự cố tràn dầu.
  3. Đánh giá các khu vực bị ảnh hưởng khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
  4. Nguồn lực tham gia ứng phó sự cố (nhân lực, trang thiết bị).
  5. Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm, quyền hạn.
  6. Phân cấp quy mô sự cố
  7. Kế hoạch trang bị, đào tạo, huấn luyện, diễn tập.
  8. Cập nhật kế hoạch

4. Mục đích của việc lập kế hoạch.

Với mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố tràn dầu đối với môi trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực Dầu thì cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Nhằm cung cấp cho Ban lãnh đạo, các thành viên trong Ban chỉ huy, Đội ứng phó sự cố tràn dầu của Doanh nghiệp đó. Báo cáo những thông tin cần thiết trong quá trình chỉ đạo. Thực hiện công tác phòng ngừa và ứng cứu một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

Giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng. Và xây dựng quy trình phù hợp để sẵn sàng phòng ngừa – ứng phó. Khắc phục sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Giúp Ban chỉ huy đội ứng phó sự cố tràn dầu của nơi xảy ra sự cố.ó thể phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Và xây dựng lực lượng chuyên nghiệp, đào tạo huấn luyện diễn tập thành thạo. Ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

Trong các trường hợp sự cố, có thể chủ động tổ chức ứng phó kịp thời. Khắc phục sự cố tràn dầu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường. Cũng như hạn chế mức bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra.

5. Những đối tượng nào cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu Thủ tướng Chính phủ và Điều 1 Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg quy định đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gồm có:

  • Đối với các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền.
  • Các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi.
  • Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Các tàu chở dầu có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên. Các tàu loại khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên.
  • Tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên. Tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển Việt Nam.

Các cá nhân hay tổ chức khi hoạt động trong lĩnh vưc Dầu Khí. Thì việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố là đều phải nghĩ ngay đến đầu tiên. Bởi nó chính là linh hồn cho lĩnh vực kinh doanh đối diện với nhiều rủi ro như xăng/dầu.

Nói theo một cách khác Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu như “kim chỉ nam” cho hoạt động ứng phó sự cố. Ở đó có tất cả các tài liệu về con người, về cơ sở và về các yếu tố xung quanh khác. Giúp chúng ta có thể dựa vào đó và thực hiện kế hoạch một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Hạn chế đến mức thấp nhất gây ô nhiễm môi trường. Giúp các Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí ứng phó. Cũng như hạn chế mức bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra.