Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Hệ thống giám sát - điều hành phương tiện PANAVCS V1.5C

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

PANAVCS là hệ thống giám sát, điều hành phương tiện đang di chuyển theo thời gian thực trên bản đồ số, tích hợp các công nghệ GPS và truyền thông không dây GSM/3G/4G/Wifi. Phiên bản mới V1.5C sử dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép giám sát, điều hành từ mọi địa điểm, mọi lúc, dữ liệu lưu trữ an toàn, bảo mật trên máy chủ đám mây. Sản phẩm là đề tài cấp Bộ.

PANAVCS là hệ thống giám sát, điều hành phương tiện đang di chuyển theo thời gian thực trên bản đồ số, tích hợp các công nghệ GPS và truyền thông không dây GSM/3G/4G/Wifi.

Các tính năng chính:

Hiển thị bản đồ và vị trí các phương tiện đang di chuyển theo thời gian thực.

Tìm kiếm phương tiện theo số hiệu xe, tên lái xe, ... nhanh chóng thuận tiện.

Tìm phương tiện xung quanh địa điểm khách hàng gọi.

Tìm đường, dẫn đường cho phương tiện đến đích dễ dàng, tránh đường tắc, đường ngập lụt ...

Cảnh báo xe đang gặp nguy hiểm, vượt quá tốc độ.

Giám sát hành trình phương tiện di chuyển.

Giao diện web thân thiện, dễ sử dụng.

Thiết kế mở, có khả năng tích hợp với hệ thống điều hành bằng bộ đàm.

Lĩnh vực ứng dụng: Công nghệ thông tin, giao thông, du lịch.

Giám sát hành trình và quản lý điều hành phương tiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, xe tự lái, tàu thuyền nội địa.

Giám sát hành trình và quản lý tài sản, vật nuôi.

Hỗ trợ giám sát, quản lý trẻ em, người già.

Theo dõi, giám sát trong hệ thống chuyển phát nhanh.

Ưu điểm nổi bật: Phiên bản mới V1.5C sử dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép giám sát, điều hành từ mọi địa điểm, mọi lúc, dữ liệu lưu trữ an toàn, bảo mật trên máy chủ đám mây.

Phòng hệ thông tin địa lý- Viện Công nghệ Thông tin

Giới thiệu chung về Viện Công nghệ Thông tin

1. Quá trình thành lập
 
HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG BA
HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT
  • Thành lập theo Quyết định số 246/CP ngày 27/12/1976 với tên Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển. Năm 1989 đổi tên là Viện Tin học. Các đơn vị tiền thân:

    • Phòng Máy tính thành lập năm 1968.

    • Ban Điều khiển học thành lập năm 1973.

  • Năm 1993 cùng với Trung tâm nghiên cứu hệ thống và quản lý, Trung tâm toán ứng dụng và tin học (thành phố Hồ Chí Minh) hợp nhất thành Viện Công nghệ Thông tin (CNTT).

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số 207, ngày 10/12/1993 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

2. Chức năng, nhiệm vụ

  • Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của tin học, cơ sở toán học và kỹ thuật của công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT trong các hệ thống kinh tế - xã hội và trong tự động hóa sản xuất.

  • Thiết kế, chế tạo các sản phẩm của CNTT, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm.

  • Triển khai ứng dụng CNTT trong sản xuất đời sống, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT, tư vấn kỹ thuật cho việc thực hiện một số dự án nhà nước về ứng dụng CNTT trong quản lý, phát triển kinh tế và sản xuất.

  • Tư vấn kỹ thuật.

  • Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ về CNTT.

  • Tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT.

3. Tiềm năng khoa học - Công nghệ

  • Viện là đơn vị nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin lớn nhất ở Việt Nam.

  • Viện có 200 cán bộ với hơn 50 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, hơn 20 giáo sư và phó giáo sư.

  • Viện là trung tâm mạng của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam.

  • Viện là đơn vị đào tạo tiến sĩ về công nghệ thông tin lớn nhất cả nước. Viện đã đào tạo hơn 50 tiến sĩ cho các trường Đại học, Viện nghiên cứu và Bộ ngành ở Việt Nam. Hàng năm số nghiên cứu sinh của Viện thường xuyên trên 30 người.

  • Viện là đơn vị chủ trì Tạp chí hàng đầu chuyên ngành “Tin học và điều khiển học“.

  • Viện là đơn vị chủ trì Hội thảo quốc gia thường niên “ Những vấn đề chọn lọc công nghệ thông tin và truyền thông “.

  • Viện đã được Chính phủ lựa chọn xây dựng và điều hành Phòng thí nghiệm trọng điểm về Công nghệ mạng và Đa phương tiện

4. Tầm nhìn, chiến lược

Tầm nhìn

Xây dựng Viện Công nghệ thông tin (Viện CNTT) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN) thành một Viện nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và Tự động hoá (TĐH), thực hiện nghiên cứu cơ bản trong các hướng chính của Công nghệ thông tin và Tự động hoá, chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển, triển khai công nghệ mới và ứng dụng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của đất nước.

Chiến lược

Nâng cao tiềm lực KHCN của Viện CNTT, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, lực lượng cán bộ, xây dựng một số lĩnh vực và phòng thí nghiệm trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Hình thành đội ngũ cán bộ KHCN trình độ cao, đủ sức nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ KHCN trọng điểm quốc gia ở trình độ quốc tế, vận hành hiệu quả Phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ) Công nghệ mạng và đa phương tiện.

Củng cố và phát triển Viện CNTT nhằm tạo ra bước tiến rõ rệt về quy mô, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu cơ bản trong mỗi định hướng của Công nghệ thông tin và Tự động hoá, chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển, triển khai công nghệ và ứng dụng. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm ngang tầm khu vực. Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Tự động hoá, nâng cao trình độ các cán bộ nghiên cứu, tiệm cận từng bước tới trình độ quốc tế, đủ năng lực giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ quan trọng của đất nước.

- Xây dựng và tích cực tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc gia;

- Tăng cường đầu tư và phát triển nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực CNTT&TĐH;

- Tập trung phát triển công nghệ cơ bản, một số công nghệ nguồn, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng  một số công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực của Viện CNTT và lĩnh vực liên kết;

- Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả các công trình nghiên cứu thuộc các đề tài, dự án các cấp, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế;

- Chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng CNTT&TĐH để giải quyết các bài toán đặt ra trong thực tế;

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, PTNTĐ Công nghệ mạng và đa phương tiện đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và theo chuẩn mực quốc tế;

- Đẩy mạnh đầu tư cho các hướng khoa học công nghệ trọng điểm;

- Xây dựng các biện pháp khuyến khích, thu hút nhân lực nghiên cứu KHCN, đào tạo nhân lực KHCN cho Viện đủ năng lực thực hiện các chương trình và hướng nghiên cứu trọng điểm của Viện CNTT;

- Tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác đã có, chủ động mở rộng hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học ở nước ngoài để tiếp cận nền KHCN tiên tiến trên thế giới. Tạo điều kiện thuận lợi và tranh thủ cao nhất nguồn lực tri thức khoa học, công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp phát triển KHCN của Viện CNTT.

5. Cơ cấu tổ chức

LÃNH ĐẠO VIỆN

Viện trưởng: TS. Nguyễn Trường Thắng

Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Đức Dũng

ThS. Nguyễn Thu Anh

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Thường trực:

PGS.TS. Lương Chi Mai (Chủ tịch)

PGS.TS. Thái Quang Vinh (Phó Chủ tịch)

PGS.TS. Đặng Văn Đức (Phó Chủ tịch)

TS. Nguyễn Như Sơn (Thư ký)

Ủy viên:

ThS. Nguyễn Thu Anh ThS. Phạm Ngọc Minh

GS.TS. Nguyễn Bường TS. Lê Hải Sơn

TS. Nguyễn Đức Dũng TS. Trần Thái Sơn

ThS. Trần Huy Dương PGS.TS. Ngô Quốc Tạo

TS. Phạm Thanh Giang TS. Vũ Tất Thắng

TS. Nguyễn Long Giang TS. Nguyễn Trường Thắng

TS. Nguyễn Đức Dũng TS. Hoàng Đỗ Thanh Tùng

PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP

Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thu Anh

ThS.Trần Đức Minh (từ tháng 02/2016)

Phó Trưởng phòng: CN. Nguyễn Thế Công

CN. Trần Thị Liễu

PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM

Giám đốc: TS. Nguyễn Trường Thắng

Phó giám đốc: TS. Hoàng Đỗ Thanh Tùng

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Phòng Các hệ thống phần mềm tích hợp

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Như Sơn

Phòng Khoa học dữ liệu và Ứng dụng

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Việt Anh

Phòng Công nghệ phần mềm trong quản lý

Trưởng phòng: ThS. Trần Huy Dương

Phó Trưởng phòng: ThS. Trần Đức Minh

Phòng Hệ thông tin địa lý

Phụ trách phòng: ThS. Trần Mạnh Trường

Phòng Nhận dạng và Công nghệ tri thức

Trưởng phòng: PGS.TS. Ngô Quốc Tạo

Phó Trưởng phòng: TS. Nguyễn Đức Dũng

Phòng Tin học quản lý

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Long Giang

Phòng Hệ thống mạng và Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Phụ trách phòng: ThS. Trần Đức Thắng

Phòng Tin học viễn thông

Trưởng phòng: TS. Phạm Thanh Giang

Phó Trưởng phòng: ThS. Ngô Hải Anh

Phòng Các phương pháp toán học trong công nghệ thông tin

Phòng Công nghệ tự động hóa

Trưởng phòng: TS. Bùi Thị Thanh Quyên

Phòng Kỹ thuật điều khiển và Hệ thống nhúng

Trưởng phòng: ThS. Phạm Ngọc Minh

Phòng Các hệ chuyên gia và Tính toán mềm

Trưởng phòng: TS. Trần Thái Sơn

ThS. Nguyễn Thu Anh

Phòng Nghiên cứu hệ thống và quản lý

Trưởng phòng: TS. Hoàng Đỗ Thanh Tùng

Phòng Thống kê - tính toán và Ứng dụng

Phụ trách phòng: ThS. Lục Trí Tuyên

Phòng Công nghệ thực tại ảo
Phụ trách phòng: ThS. Trịnh Hiền Anh

Phòng Công nghệ và Giải pháp phần mềm

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Trường Thắng

Phòng Xử lý ngôn ngữ

Trưởng phòng: TS. Vũ Tất Thắng.