Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

UAV trinh sát, giám sát và phần mềm AI theo dõi, bám và khoá mục tiêu: Ứng dụng trong giám sát rừng, giám sát tài nguyên môi trường, bản đồ, giám sát an ninh công cộng, biên giới, ANQP...

Giá 1,000,000,000 VND / Cái

  • Xuất xứ
  • Mã sản phẩm
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói
  • Thông tin khuyến mãi

Thông tin nhà cung cấp

Thông số kỹ thuật UAV VTOL IVS-250

Ø Sải cánh: 2.500mm

Ø Chiều dài thân: 1.260mm

Ø Khối lượng cất cánh tối đa: 15kg

Ø Khối lượng cất cánh cơ bản: 12.5kg Ø Tải tối đa: 2.5kg

Ø Thời gian bay tối đa: 4 giờ (không tải) 3.5 giờ (tải 1.2kg)

(Thời gian bay thực tế ít hơn 10-15% tùy điều kiện thời tiết)

Ø Vận tốc bay bằng tối đa: 26m/s Ø Vận tốc bay bằng tối thiểu: 15m/s Ø Tầm bay: 150km

Ø Trần bay: 4.800m

Tính năng:

Ø Tự động nhận dạng, tìm kiếm mục tiêu, khoá mục tiêu

Ø Bay theo quỹ đạo, bay vòng tròn, khoá ngữ cảnh

Ø Tự động bay về điểm đặt khi mất kết nối thông tin.

Ø Không gian triển khai hẹp, bí mật, ít để lại dấu vết.

Ø Có thể triển khai trên xe, tàu, trên nhà giàn, trên đảo.

Ø AI platform cho phát triển các ứng dụng tuỳ biến theo yêu cầu. (Điểm mạnh nhất của

Mismart là có kinh nghiệm phân tích AI hình ảnh từ nhận diện mặt người, phân tích hành vi, đếm cây rừng, giám sát công trình xây dựng, hạ tầng viễn thông, đường truyền tải điện, hệ thống pin mặt trời và điện gió.)

Công nghệ lõi:

1) Mạch và phần mềm điều khiển bay.

2) Thiết kế và sản xuất khung máy bay bằng

composite.

3) Phần mềm giám sát và theo dõi mục tiêu.

4) Cơ chế mang/thả tải tùy chỉnh linh hoạt.

Ưu điểm sản phẩm:

1) UAV dùng công nghệ VTOL (cất cánh/hạ cánh thẳng đứng bằng cánh quạt không cần máy/giàn phóng, khi bay sử dụng cánh bằng) nên triển khai tác chiến gọn nhẹ, linh hoạt, chỉ cần diện tích nhỏ/hẹp để cất cánh, tiết kiệm nhiên liệu (bay được xa hơn)...

2) Hoạt động được trong điều kiện thời tiết bất lợi như sương mù, bão, gió mạnh (max cấp 6 theo thang gió Beaufort, tức 39–49 km/h), địa điểm hoạt động tại vùng rừng núi hiểm trở. Thích hợp với công tác trinh sát giám sát ở các vùng có địa rừng rậm chỉ có đường mòn lối mở.

3) Độ tin cậy cao

4) Bảo mật (mã hoá đường truyền AES256)

5) Làm chủ công nghệ khép kín từ thiết kế tới sản xuất, sửa chữa và bảo dưỡng tại Việt Nam.

6) Thiết kế may đo linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.

7) Giá cả cạnh tranh.

8) Sẵn sàng đào tạo và chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của khách hàng.

Ứng cứu sự cố: Trong trường hợp máy bay bị rơi, mất liên lạc sẽ xử lý thế nào?

1) Khi mất liên lạc thì UAV sẽ quay về điểm đã setup trước (có thể là home hoặc 1 vị trí an toàn nào đó)

2) UAV rơi thì sẽ có điểm cuối cùng trên bản đồ (nếu có 4G LTE thì sẽ gửi liên tục về để tìm kiếm).

3) Khả năng chống áp chế tối ưu:

Với tốc độ bay trung bình 20m/s, có radar đẳng hướng trên UAV và lộ trình bay bí mật khi thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ tối đa thông tin PNT (Positioning, Navigation and Timing - vị trí, điều hướng và thời gian) thì việc áp chế IVS250 bằng súng chuyên dụng độc lập (không được tác chiến kèm theo hệ thống radar hiện đại) gần như là điều không thể xảy ra. (Đã được thử nghiệm với thiết bị áp chế CA-18GL do Học viện Kỹ thuật quân sự chế tạo).

Tuy nhiên, khi phát hiện thấy nguy cơ UAV bị áp chế thì ekip vận hành cân nhắc có nên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hay không vì lộ trình (hoặc 1 phần lộ trình bay) đã có thể bị phát hiện.

+ Nếu nhận lệnh huỷ nhiệm vụ thì UAV sẽ tự động bay về điểm 1 điểm đã được setup trước đó (điểm xuất phát hoặc 1 địa điểm bí mật).

+ Nếu nhận lệnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì sẽ có 2 lựa chọn để swicth sang:

- Dùng đường 4G LTE để điều khiển UAV. - Dùng đường vệ tinh để điều khiển UAV.

Công ty cổ phần công nghệ thông minh Mismart

Về MiSmart

Bắt nguồn từ thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam đang xếp top 10 thế giới, tuy nhiên về sản lượng nông sản chỉ được đánh giá ở mức trung bình thấp với lý do cách thức canh tác còn nhiều điều hạn chế.

Chính điều này đã thôi thúc đội ngũ MiSmart tập trung nghiên cứu và tự chế tạo sản xuất các loại Drone phun thuốc đáp ứng nhu cầu canh tác nông nghiệp của bà con nông dân. Sau hơn 2 năm lên ý tưởng và thực hiện, MiSmart đã chính thức thành lập công ty từ năm 2019 và nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư và tập đoàn, công ty trong lĩnh vực nông nghiệp.

SỐ HÓA NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT

Từ thời điểm thành lập đến nay, MiSmart luôn hướng đến sứ mệnh mang công nghệ hiện đại vào nông nghiệp Việt Nam, từ đó tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm nhân sự và chi phí không đáng có.

Sứ mệnh: Không ngừng nỗ lực tối ưu và phát triển sản phẩm. Thông qua công nghệ, đặc biệt là thiết bị Drone AI giúp nâng sao giá trị nông sản Việt.

Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp máy bay không người lái kiểm tra sức khỏe xác định sức khỏe cây trồng cho nông nghiệp hiệu quả nhất tại Việt Nam.

SẢN PHẨM ĐẠT CHUẨN ISO 9001:2015

Với mong muốn mang đến sản phẩm Việt chất lượng quốc tế. MiSmart đã không ngừng nỗ lực thay đổi, thử nghiệm liên tục nhằm nâng cao chấ lượng.

Trong thời gian tháng 6/2021, MiSmart vinh dự nhận được chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn ISO 9001:2015 từ Viện nghiên cứu, phát triển sản phẩm Việt Nam.

Đây sẽ làm động lực thúc đẩy chúng tôi không ngừng đổi mới và phát triển. 

Thành tựu đạt được

Với những nỗ lực không ngừng mong muốn, hiện đại hóa Ngành Nông nghiệp Việt, trong thời gian nghiên cứu và phát triển MiSmart đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định.

MiSmart giành giải nhất cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam (Viet Solution 2020) với quy mô toàn cầu. Được đánh giá cao bởi ý tường và những lợi ích mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam, MiSmart đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Top 3 xuất sắc nhất cuộc thi Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo Tp Hồ Chí Minh (HAI). Cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức