FREE

Hồ sơ

Phòng sinh học thực nghiệm - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 14/11/2017 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: thực phẩm chức năng, nghiên cứu chế phẩm trong nông nghiệp và xử lý môi trường Lượt truy cập: 209,366 Xem thêm Liên hệ

Lĩnh vực

Phòng sinh học thực nghiệm - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên

Giới thiệu về phòng sinh học thực nghiệm - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên

1.Thông tin chung

Phòng Sinh học thực nghiệm (SHTN) được thành lập năm 1994 dưới sự tài trợ của Quỹ Mac. Arthur trong chương trình hợp tác nghiên cứu dược học (Program for Collaborative Research in the Phamaceutical Sciences - PCRPS) giữa trường Đại học Dược thuộc Đại học Illinois, Chicago (UIC - Hoa Kỳ); với Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên (INPC), Đại học Dược, Hà Nội, và Vườn Quốc gia Cúc Phương (Việt Nam).

2.   Cán bộ đang công tác tại phòng

Tập thể cán bộ phòng Sinh học thực nghiệm

STT

Họ và tên

Vị trí công tác

1

PGS. TS. Lê Mai Hương 

Phó Viện trưởng - Trưởng phòng

2

TS. Trần Thị Như Hằng 

Nghiên cứu viên

3

NCS. Đỗ Hữu Nghị 

Nghiên cứu viên

4

ThS. Trần Thị Hồng Hà 

Nghiên cứu viên

5

ThS. Mai Ngọc Toàn 

Nghiên cứu viên

6

KS. Nguyễn Đình Luyện 

Nghiên cứu viên

7

CN. Hoàng Kim Chi 

Nghiên cứu viên

8

CN. Vũ Đình Giáp 

Nghiên cứu viên

3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu

- Điều tra, xác định thu thập và tìm biện pháp tạo nguyên liệu cho việc chiết xuất, đánh giá các hợp chất có giá trị cao như chống ung thư, chống vi khuẩn, siêu vi khuẩn và một số tác dụng khác như khử độc, cai đẻ, hạ lượng mỡ trong máu.

- Thực hiện và tổ chức thực hiện các kỹ thuật thử sinh học các hoạt chất để sớm có được sự đánh giá về hoạt tính sinh học của các hợp chất quý hiếm mà Viện đang tìm kiếm.

- Kiểm định, đánh giá các chỉ tiêu về vi sinh vật trong đất, nước, không khí và các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, phân hữu cơ vi sinh.

- Nghiên cứu tạo chế phẩm sử dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.

- Tham gia đào tạo, hướng dẫn đề án tốt nghiệp cho sinh viên, Thạc sỹ và Tiến sỹ trong lĩnh vực Công nghệ sinh học và Môi trường.

4. Kết quả nổi bật

Về Khoa học và Công nghệ

- Đã tham gia, chủ trì 14 đề tài cấp Nhà nước, chủ trì 5 đề tài cấp Bộ, chủ trì 16 đề tài cấp cơ sở.

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Thử nghiệm các hoạt tính sinh học

+ Sử dụng các kĩ thuật hiện đại trong xác định hoạt tính sinh học (hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư, hoạt tính kháng vi sinh vật, hoạt tính chống oxy hoá, kháng u trên thạch, kháng virút và sốt rét) của các hoạt chất.

+ Điều tra, phân lập và phát hiện các thành phần có hoạt tính sinh học

- Từ cây thuốc: Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm nội sinh có hoạt tính sinh học từ các cây thuốc quý cần được bảo tồn.

- Từ sinh vật biển: Số liệu về số lượng mẫu sinh vật biển được thử nghiệm, cũng như các chất chiết có hoạt tính và các hợp chất tiềm năng.

- Phát triển công nghệ sinh học vi sinh vật: đã phát triển hướng nghiên cứu này trong khoảng 10 năm trở lại đây, tập trung vào 3 nội dung chính:

+ Xạ khuẩn đất.

+ Nấm lớn Basidiomycetes, bao gồm các nấm dược liệu.

+ Nấm nội kí sinh.

- Từ năm 2000-2002, phòng SHTN đã tập trung phân lập được và sàng lọc hàng trăm chủng xạ khuẩn, chọn lọc được một số chủng hữu hiệu (thuộc loài Higroscopicus nigra và Streptomyces sp.) và phát triển chúng thành chế phẩm CNN-1 chống bệnh thối cổ rễ thực vật chống nấm ngoài da cho gia súc.

- Trong nội dung nghiên cứu về nấm lớn, phòng đã thu thập và phân lập được hơn 100 chủng nấm lớn (tính đến 2010). Đặc biệt đã nghiên cứu tạo ra chế phẩm HT1 từ chủng nấm Hericium erinaceum HT1. Thử nghiệm cho thấy chế phẩm có dược tính cao, có tác dụng chống viêm, ung thư gan và bảo vệ gan trước phóng xạ.  

- Từ năm 2003 đến 2010, hàng trăm chủng nấm nội kí sinh đã được phân lập và sàng lọc hoạt tính.  Đặc biệt, sử dụng các chủng nấm có hoạt tính tốt, đã tạo ra chế phẩm SH1, SH2, bước đầu thử nghiệm cho kết quả khả quan trong chống bệnh thối nhũn rong sụn.

- Trong năm 2011 đã phân lập và định tên đến chi trên 600 bào tử nấm rễ AM và 25 chủng nấm EM. Đã sàng lọc hoạt tính sinh học và khả năng kích thích sinh trưởng các chủng nấm. Bước đầu tạo chế phẩm và thử nghiệm chế phẩm. Tuyển chọn các chủng nấm có hoạt tính enzym cao có khả năng phân giải các polysaccharide thiên nhiên. Đã sản xuất 01 thực phẩm chức năng từ nấm dược liệu.

Về đào tạo, hợp tác quốc tế 

Đào tạo: Đã tham gia hướng dẫn thành công 03 luận án tiến sĩ, 06 luận văn thạc sĩ và trên 20 khoá luận tốt nghiệp đại học. Hiện nay phòng đang tiếp tục hướng dẫn 05 nghiên cứu sinh, một số học viên cao học và sinh viên.

Hợp tác quốc tế: Phòng duy trì tốt quan hệ hợp tác khoa học với một số phòng thí nghiệm của CHLB Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bỉ… Hiện phòng đã bảo vệ thành công đề tài hợp tác theo Nghị định thư với CHLB Đức phase I và đang tiếp tục thực hiện phase II và đề tài hợp tác theo Nghị Định Thư với Cộng hoà Hungary.

- Đã công bố 110 công trình khoa học trên các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước.

Labo thử hoạt tính sinh học

Phòng thí nghiệm vi sinh

Hoạt động thực địa, lấy mẫu

Một số chế phẩm sinh học


Thông tin liên hệ:

Trưởng phòng: PGS.TS. Lê Mai Hương

Điện thoại: 04.38361899

Di Động: +84 936180907

E-mail: lehuong00@gmail.com

lehuong00@yahoo.com

Địa chỉ: Phòng 601, 603B, 604, 605 - Tầng 6 - Nhà 1H số 18 – Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.