3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,533 Xem thêm Liên hệ

Video

5 yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

5 yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

“Nâng cao trải nghiệm khách hàng” và “Tiết kiệm chi phí” là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà một chuỗi cung ứng hướng tới, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.  Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn danh tiếng như Dell hay Walmart đã tăng 4% - 6% lợi nhuận so với đối thủ. Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng thông thường mà đã trở thành một bộ phận chiến lược. 

Vậy, đâu là những yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong mỗi doanh nghiệp? Làm sao để xây dựng được chuỗi cung ứng tối ưu và hiệu quả? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

 

xây-dựng-chuỗi-cung-ứng
 

1. Xác định chiến lược tổng thể

Chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng mức chi phí, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nào đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả hơn, thì doanh nghiệp đó sẽ giành được lợi thế và thu về lợi nhuận nhiều hơn.

Có 3 bước để xây dựng chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

Buớc 1: Hiểu thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới.

Bước 2: Xác định thế mạnh, khả năng cạnh tranh và mục tiêu doanh nghiệp có thể thực hiện trong việc phục vụ thị trường.

Bước 3: Phát triển các khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng để hỗ trợ mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

2. Xây dựng quy trình bán hàng, xử lý đơn hàng

Đây là quy trình gắn liền với hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo sản phẩm được xuất đi đúng yêu cầu về giá cả, chất lượng, số lượng, mẫu mã, v.v. Xây dựng quy trình bán hàng tối ưu, tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tình trạng đơn hàng chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro và chi phí.

Tùy từng lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp sẽ có các quy trình xử lý đơn hàng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường quy trình xử lý đơn hàng cơ bản sẽ gồm bốn giai đoạn sau:

Giai đoạn 1. Tiếp nhận đơn hàng: Sau khi khách hàng đặt hàng và hoàn thành việc lựa chọn hình thức thanh toán. 

Giai đoạn 2. Xác nhận đơn hàng: Thông tin đơn hàng sẽ được xác nhận và thông báo cho khách hàng trên trang đặt hàng, qua email hoặc điện thoại, v.v. tùy thuộc vào hình thức đặt hàng. 

Giai đoạn 3. Xử lý và hoàn tất đơn hàng: Xác nhận chi tiết đơn hàng, chuẩn bị hàng, đóng gói và vận chuyển hàng. 

Giai đoạn 4. Xử lý các hoạt động sau bán hàng: Thông tin về số lượng hàng hóa sẽ được cập nhật và kiểm kê, quản lý số lượng còn lại trong kho. Số liệu này sẽ sử dụng cho các bộ phận khác như tài chính, kế toán, mua hàng cũng như xây dựng các kế hoạch tiếp theo.

 
Xây-dựng-quy-trình-bán-hàng
 

3. Xây dựng mạng lưới nhà cung cấp và các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Xây dựng mạng lưới nhà cung cấp giúp đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Và việc đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp biết được chất lượng hàng hóa, giá cả, dịch vụ của nhà cung cấp nào tốt hơn, tạo bước đệm trong quá trình ra quyết định nhằm lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Một số tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp đáng tin cậy:

Sự uy tín;

Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ;

Giá cả, chi phí;

Tính lâu dài và bền vững;

Rủi ro tài chính;

v.v.

4. Quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ số lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc lựa chọn phương thức quản lý hàng tồn kho phù hợp giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Một số phương pháp quản lý hàng tồn kho phổ biến:

Kiểm kê thường xuyên: 

Kiểm kê vật lý: kiểm kê đếm tất cả hàng tồn kho cùng một lúc, thường diễn ra vào cuối năm vì liên quan đến kế toán và nộp thuế thu nhập của các doanh nghiệp. 

Kiểm kê tại chỗ: là việc chọn một sản phẩm cụ thể, tiến hành kiểm kê và so sánh số lượng với thực tế, thường được tiến hành để xác định hàng hoá này có được bán chạy hay không.

Kiểm kê theo chu kỳ: thời gian kiểm hàng thường được lên kế hoạch đầy đủ và cụ thể theo quy ước của doanh nghiệp. 

Thiết lập các cấp tồn kho tối thiểu, tối đa: Mức tồn kho tối thiểu giúp doanh nghiệp xác định được thời điểm và số lượng nhập bổ sung hàng hóa. Mức tồn kho tối đa giúp doanh nghiệp tránh được việc mua hàng quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần thiết. 

Nhập trước xuất trước (FIFO): Hàng hóa lưu kho sẽ được xuất một cách tuần tự từ cũ nhất đến mới nhất, phù hợp với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc có tính chất ngắn hạn.

Sử dụng mã vạch: Mã vạch được gắn trên mỗi hàng hóa sẽ đơn giản việc quản lý thông qua các con số, ký hiệu giúp nắm bắt thông tin chính xác và nhanh chóng.

v.v.

5. Áp dụng nền tảng công nghệ

Được xây dựng trên các nền tảng công nghệ như Al, điện toán đám mây, v.v. các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát dữ liệu, đồng thời kết nối và kiểm soát toàn bộ quy trình một cách hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển phần mềm quản lý chuỗi cung ứng thông minh, có khả năng tùy chỉnh linh hoạt đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Viindoo đã phát triển Giải pháp Quản trị & Kết nối toàn diện Chuỗi cung ứng - Viindoo SCM. Ưu điểm của Viindoo SCM là nền tảng công nghệ với hệ thống mở, tích hợp không giới hạn các nghiệp vụ: Quản lý Mua hàng, Quản lý Bán hàng, Quản lý Kho vận, v.v. vận hành phối hợp xuyên suốt các phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Viindoo SCM giúp gắn kết mọi khía cạnh của một chuỗi cung ứng, chuẩn hóa quy trình với các quy tắc tự động. Đây là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh.