3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,673 Xem thêm Liên hệ

Video

6 sai lầm doanh nghiệp dễ mắc phải khi quản trị OKR

6 sai lầm doanh nghiệp dễ mắc phải khi quản trị OKR

Mô hình quản trị OKR mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm để quản lý OKR một cách máy móc, cứng nhắc sẽ làm giảm hiệu suất thay vì tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Vậy đó là những sai lầm nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về 6 sai lầm mà doanh nghiệp thường mắc phải khi quản trị OKR.

1. Đặt ra quá nhiều OKR

Nhiều doanh nghiệp không hiểu và không xác định rõ mục tiêu quan trọng cần được ưu tiên trong quá trình thực hiện. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc đặt ra quá nhiều OKR trong một khoảng thời gian ngắn. Quá nhiều mục tiêu cần đạt đồng nghĩa với việc phải phân bổ nguồn lực có hạn cho rất nhiều công việc cần thực hiện. Vì vậy, chất lượng và tỷ lệ hoàn thành công việc sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và giảm hiệu quả công việc đạt được từ OKR.

Không những vậy, khi đặt ra quá nhiều OKR, tỷ lệ hoàn thành thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà quản lý và nhân viên. Các nhân viên sẽ có xu hướng né tránh các mục tiêu khó để có thành tích cao, trong khi không đi đúng với mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên đưa ra cũng như tập trung vào nhiều nhất là 5 mục tiêu chính và thực hiện chinh phục nó nhằm mang lại hiệu quả cao.

 

Đặt-ra-quá-nhiều-mục-tiêu-khi-ứng-dụng-quản-trị-OKR

 

Đặt ra quá nhiều mục tiêu khi ứng dụng quản trị OKR 

2. Không xây dựng định hướng dài hạn cho OKR

Bản chất của OKR là phương pháp lập kế hoạch cho trung và dài hạn, trong đó phân chia các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, thực hiện trong thời gian ngắn. Nếu không xây dựng định hướng, các mục tiêu cần đạt của OKR sẽ không nhất quán với nhau. Đồng thời, những người thực hiện OKR sẽ không liên kết được công việc của mình đã làm với những lợi ích cụ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: OKR là gì? Lợi ích OKR mang lại cho Doanh nghiệp

3. Quên theo dõi tiến độ

Nhiều doanh nghiệp thường cho rằng một khi đã áp dụng phần mềm quản trị OKR, thì sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực mà không cần phải giám sát thường xuyên. Tuy nhiên chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp thất bại. Thay vào đó, ban lãnh đạo, trưởng các phòng ban, bộ phận cần theo dõi, giám sát quá trình thực hiện OKR hàng tuần.

Giám sát tiến trình thực hiện mục tiêu là một trong những công việc ưu tiên cần phải làm khi ứng dụng OKR. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nhìn ra những thiếu sót và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

4. Không có mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp

Mục tiêu chung cho doanh nghiệp sẽ giúp các phòng ban, bộ phận cùng nhìn về một hướng và thực hiện theo đúng kế hoạch. Từ mục tiêu chung đó, các nhà quản lý sẽ có thể phân bổ nguồn lực thích hợp để hoàn thành các kết quả then chốt, có sự phối hợp, tương hỗ giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty với nhau. 

 
Mục-tiêu-không-có-sự-đồng-bộ

Mục tiêu của các phòng ban, bộ phận không có sự đồng bộ với nhau

5. Nhầm lẫn KPI và OKR

Mặc dù OKR và KPI đều là những phương pháp thiết lập mục tiêu,tuy nhiên hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau và dễ gây nhầm lẫn. KPI thường là những mục tiêu dễ đạt được, là công cụ đánh giá kết quả đầu ra của một chiến lược, một dự án nào đó đã hoặc đang thực hiện. Còn OKR về bản chất là tham vọng và những mục tiêu đưa ra thường cao hơn ngưỡng năng lực của doanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân, nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty. Vì vậy, khi vận dụng quản trị OKR các doanh nghiệp cần phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa KPI và OKR. 

>> Xem thêm: OKR và KPI: Hiểu rõ để quản trị Doanh nghiệp hiệu quả

6. Áp đặt từ trên xuống

Phần mềm quản trị OKR sẽ không phù hợp với doanh nghiệp vận hành một hệ thống quản trị áp đặt cứng nhắc. OKR là phương pháp quản trị mục tiêu cần có sự tương tác từ hai phía, cần có sự tham gia phối hợp của cả nhà quản lý và nhân viên để đặt ra mục tiêu và kết quả cần đạt phù hợp. Để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần có sự đồng lòng, ủng hộ của toàn thể nhân viên. Qua đó, mọi người sẽ có thêm động lực và cố gắng thực hiện tốt công việc của mình và hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

Vì vậy, các doanh nghiệp cần tránh áp đặt các mục tiêu quá cứng nhắc và không thường xuyên theo dõi, điều chỉnh OKR. Có được những ý tưởng, đóng góp từ các nhân viên cấp dưới giúp cho việc thực hiện mục tiêu OKR trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao. 

Trên đây là 6 sai lầm cơ bản mà các doanh nghiệp thường mắc phải trong quá trình ứng dụng quản trị OKR. Đây là điều khó có thể tránh khỏi đối với những doanh nghiệp lần đầu áp dụng OKR. Mong rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ có thể tích lũy thêm kiến thức và tránh được những sai lầm như trên khi triển khai thực hiện phần mềm OKR. 

Viindoo OKR - Quản trị Hiệu suất Doanh nghiệp theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt

 Thiết lập mục tiêu và kết quả then chốt (Objectives and Key Results - OKR), chia sẻ rộng rãi tới toàn thể nhân sự. 

 Lập kế hoạch thực hiện cụ thể, theo sát tiến độ hoàn thành mục tiêu. 

 Khai phá tiềm năng nhân sự, liên kết nội bộ chặt chẽ.