3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,669 Xem thêm Liên hệ

Video

Agile là gì? Bật mí 12 nguyên tắc của Agile

Agile là gì? Bật mí 12 nguyên tắc của Agile

Hiện nay, quản lý dự án theo mô hình Agile không còn xa lạ với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. Vậy Agile là gì? Tại sao doanh nghiệp cần ứng dụng mô hình Agile? Agile có những nguyên tắc nào? Cùng đi tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Agile là gì?

Agile là mô hình được ứng dụng linh hoạt trong quá trình phát triển phần mềm. Mục tiêu của việc áp dụng Agile là đưa sản phẩm phần mềm đến tay người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

 

Agile-là-gì?

 

Với câu hỏi Agile là gì, nhiều người đã định nghĩa đó là một mô hình. Và thực chất Agile được ví như một “phương pháp luận”, một “triết lý” được xây dựng dựa trên nguyên tắc tăng trưởng và phân đoạn vòng lặp. Cụ thể, thay vì tuần từ thực hiện một dự án từ đầu đến cuối, giai đoạn này chờ giai đoạn kia, thì mô hình Agile chia một dự án lớn thành các dự án nhỏ được thực hiện song song (được gọi là sprint).

Nhờ đó, mô hình Agile mang đến các ưu điểm như:

1. Linh hoạt hơn

Ưu điểm lớn nhất của mô hình Agile là tính linh hoạt, dễ dàng thích nghi với mọi yêu cầu trong quá trình thực hiện mà không gây gián đoạn và ảnh hưởng đến cả quá trình của dự án. 

Việc chia dự án lớn thành các sprint nhỏ song song cho phép đội nhóm thực hiện dễ dàng điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết mà không cần phải “đập đi xây lại” cả dự án. Cùng với đó, mọi công việc được phân phối trong dự án không được thiết lập sẵn, vì vậy các nhóm phát triển có thể dễ dàng điều chỉnh theo thứ tự và yêu cầu ưu tiên, ngay cả vào phút cuối. 

2. Sáng tạo hơn

Tính linh hoạt của mô hình Agile đồng nghĩa với việc nhóm thực hiện có thể dễ dàng sáng tạo, liên tục phản hồi, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong quá trình thực hiện. Chỉ khi đáp ứng những yêu cầu đó sản phẩm cuối mới có thể nhanh chóng hoàn thiện và làm hài lòng khách hàng.

3. Nâng cao hiệu suất

Khi so việc triển khai dự án theo mô hình Waterfall truyền thống, mô hình Agile giúp các đội nhóm có thể thực hiện công việc song song, đồng thời với nhau thay vì phải chờ đợi hoàn tất từng giai đoạn. Ứng dụng mô hình  Agile sẽ mang lại hiệu quả cao với hình thức làm việc nhóm, nhờ đó cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm. Bởi Agile khuyến khích các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tiến độ và sự thành công của dự án.

>> Xem thêm: So sánh mô hình Agile và mô hình Waterfall trong quản lý dự án

Bật mí 12 nguyên tắc của Agile

Sau khi hiểu rõ khái niệm Agile là gì, cùng khám phá những nguyên tắc của Agile. 

 
Nguyên-tắc-của-Agile
 
 
12 Nguyên tắc của Agile

1. Liên tục cải tiến và phân phối tính năng hữu ích để làm hài lòng khách hàng

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng mô hình Agile là mang sản phẩm cuối tới tay khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện các Sprint, nhóm cần liên tục cải tiến và đáp ứng mọi thay đổi, yêu cầu từ khách hàng để sản phẩm cuối chất lượng nhất. 

 >> Xem thêm: Agile Project Management là gì? Quy trình Agile Project Management

2. Không ngại thay đổi 

Thay đổi trong quá trình thực hiện dự án là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cần luôn trong trạng thái sẵn sàng cho những thay đổi, đồng nghĩa với việc đồng ý thực hiện theo ý khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh cho khách hàng. 

3. Định kỳ bàn giao tính năng, cập nhật thay đổi

Tránh để kết quả cuối cùng đi quá xa mong đợi của khách hàng, nhân sự nhóm dự án cần thực hiện bàn giao, lấy ý kiến phản hồi sớm và thường xuyên. Việc này sẽ giúp hai bên hiểu rõ nhu cầu của nhau hơn, tạo cơ hội cho những ý tưởng mới ra đời. 

4. Cần có sự thống nhất cả về định hướng kinh doanh lẫn lập trình

Trong quá trình thực hiện dự án, người kinh doanh và đội ngũ phát triển phần mềm cần trao đổi thường xuyên để hiểu rõ hơn về dự án, mong muốn cũng như kỳ vọng của khách hàng. Từ đó, đội nhóm thực hiện dự án có thể đưa ra giải pháp thực hiện tốt nhất.

5. Xây dựng đội nhóm lạc quan, tích cực

Việc tạo môi trường làm việc thuận lợi, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết sẽ giúp các thành viên trong nhóm có thêm động lực làm việc và mang lại hiệu quả cao hơn.

6. Khuyến khích đối thoại trực tiếp

Đối thoại trực tiếp là cách nhanh nhất để tháo gỡ những vấn đề, dễ dàng biểu đạt đầy đủ ý nghĩa và thông điệp thay vì trao đổi qua email, chat, tài liệu,...

7. Hiệu năng của phần mềm là thước đo tiến độ dự án

Cách tốt nhất để đo lường tiến độ của dự án theo Agile là khả năng hoạt động của tính năng đó. Nếu thử nghiệm thành công đồng nghĩa với việc tính năng đó hiệu quả và đi đúng tiến độ của dự án và ngược lại.

8. Ưu tiên phát triển bền vững

Theo Agile, duy trì tốc độ của dự án là cách tốt nhất để các thành viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh phải tăng ca hay dồn quá nhiều thời gian, công sức hơn dự kiến cho công việc, từ đó giúp mang lại năng suất cao trong quá trình làm việc. 

9. Ưu tiên cải tiến kỹ thuật và thiết kế để tăng tính linh hoạt

Dành sự quan tâm đến việc giữ cấu trúc dự án, cụ thể là thiết kế và kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả lâu dài trong việc thay đổi, bảo trì và mở rộng.

10. Đơn giản hóa giúp tối đa hóa hiệu suất công việc

Theo mô hình Agile, việc đơn giản hóa từ quy trình cho đến những yêu cầu phức tạp sẽ giúp nhóm thực hiện dễ dàng phát triển thực hiện các công việc ưu tiên và đề xuất giải pháp tốt nhất.

11. Tăng cường tính làm chủ cho đội nhóm  

Mọi sản phẩm, kiến trúc, thiết kế sẽ được vận hành tốt nhất khi được thực hiện bởi những người tạo ra chúng. Họ là những người hiểu rõ nhất về kiến trúc, yêu cầu, thiết kế từ đó đề xuất cải tiến hiệu quả hơn. Vì vậy, mô hình Agile khuyến khích sự hợp tác, trao đổi chặt chẽ giữa đội ngũ thực hiện và khách hàng, các bên liên quan để mang đến chất lượng tốt nhất.

12. Thường xuyên điều chỉnh, thích ứng

Sau mỗi Sprint, mọi thành viên trong nhóm cần họp bàn để rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp trước khi bắt đầu quy trình tiếp theo của dự án.

Trên đây là những thông tin liên quan đến định nghĩa Agile là gì, những nguyên tắc của Agile trong quá trình phát triển phần mềm. Mong rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ biết cách áp dụng phương pháp Agile thành công.

Ứng dụng Viindoo Project hỗ trợ nhà quản lý lập kế hoạch dự án khoa học, theo dõi tiến độ công việc chính xác, kịp thời trên một nền tảng duy nhất. 

Với Viindoo Project, từ người quản lý tới nhân viên đều có thể theo dõi và bám sát tiến độ công việc theo nhiệm vụ, thời gian thực hiện, ngày đến hạn, quá hạn, v.v. Giao diện Kanban hiện đại cùng hệ thống báo cáo, bảng tổng hợp, biểu đồ so sánh, lịch biểu, sơ đồ Gantt trực quan… hỗ trợ theo dõi tiến độ công việc một cách toàn diện nhất, từ đó dễ dàng phát hiện, xử lý mọi điểm "nghẽn".