3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,667 Xem thêm Liên hệ

Video

Các nguyên tắc sử dụng mô hình OKR cho doanh nghiệp

Các nguyên tắc sử dụng mô hình OKR cho doanh nghiệp

OKR là mô hình quản trị mục tiêu làm nên thành công của rất nhiều tập đoàn, công ty trên thế giới. Vậy làm thế nào để sử dụng mô hình OKR hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin về tác dụng của mô hình và các nguyên tắc sử dụng mô hình này cho doanh nghiệp.

Tác dụng của mô hình OKR khi ứng dụng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp

Thiết lập mục tiêu chiến lược: Mô hình OKR cho phép doanh nghiệp xây dựng lộ trình tổng quát trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, OKR cũng giúp doanh nghiệp linh hoạt thay đổi các phương án chiến lược để dễ dàng thích nghi nhanh chóng với mọi thay đổi của thời đại.  

Tập thể gắn kết chặt chẽ: Các mục tiêu được thiết kế cụ thể và phân bổ đến từng phòng ban, cá nhân. Từ đó, ban quản lý có thể nắm được tình hình công việc và đảm bảo nhân viên đều đang đi theo đúng mục tiêu chung của doanh nghiệp và xây dựng tập thể gắn kết chặt chẽ.

Đo lường công việc chính xác: Mô hình OKR đưa ra các chỉ số đo lường tương ứng với tiến độ công việc gắn với từng nhân viên. OKR sẽ tự động đánh giá và cập nhập các chỉ số cho cá nhân.

Nâng cao tính minh bạch: Các nhân viên sẽ được gắn với mục tiêu và kết quả then chốt cụ thể cần đạt được. Vì vậy, các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi các vấn đề phát sinh và đưa ra điều chỉnh cho đúng người, đúng thời điểm.

Nâng cao hiệu quả công việc: Mô hình OKR luôn thiết lập các mục tiêu cao hơn ngưỡng năng lực hiện tại nhằm tạo đòn bẩy, thúc tiến doanh nghiệp phá vỡ giới hạn, nâng cao hiệu quả làm việc.

 Xem thêm: OKR - Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt là gì?

Các nguyên tắc sử dụng mô hình OKR

1. Kiến thức người quản lý

Có thể nói, kiến thức của người quản lý đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình OKR. Muốn thiết lập được mục tiêu chung, trước hết các quản lý phải có hiểu biết sâu sắc về nhân viên và doanh nghiệp thông qua việc thu thập ý tưởng và xác định các mục tiêu cần đạt. Sau đó, họ sẽ tạo các OKR tương ứng cho từng cá nhân phòng ban.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về: sự thay đổi xu thế của thị trường, các vấn đề với nhà cung cấp, … thì người quản lý cần cập nhập tình hình và điều chỉnh OKR sao cho phù hợp. Họ cũng là người sẽ thiết lập ngưỡng điểm cần đạt cho các kết quả then chốt.

2. Mục tiêu

Khi sử dụng mô hình OKR, ta cần chú ý những nguyên tắc xây dựng mục tiêu như sau: 

Hãy chọn lực các mục tiêu theo thứ tự phả hệ. Kết quả then chốt của mục tiêu cấp cao sẽ chính là mục tiêu cần đạt của cấp thấp hơn.

Đảm bảo nhất quán các mục tiêu từ công ty - phòng ban - cá nhân. 

Tránh tạo ra quá nhiều mục tiêu mà không thể thực hiện hết sẽ làm mô hình OKR mất đi hiệu quả nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp.

Tránh tạo ra các mục tiêu quá khó hoặc quá dễ thực hiện. Đây là những mục tiêu mang tính không thực tế, làm chậm quá trình phát triển của cá nhân và doanh nghiệp.

Thiết lập các trọng số khác nhau cho từng kết quả của mỗi mục tiêu. Các thang đo thường xét điểm từ 0 đến 1 (0 điểm là chưa thực hiện được phần nào; 0,6 - 0,7 điểm là đang đi đúng hướng, 1 điểm là đã hoàn thành công việc)

 
 

3. Văn hóa doanh nghiệp

Các nhân viên cần chủ động trong việc nắm bắt mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ tự theo dõi quá trình làm việc của bản thân để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Mỗi nhân viên phải luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu: Vì các mục tiêu đặt ra sẽ cao hơn khả năng của các cá nhân nên họ sẽ phải vượt qua vùng an toàn của mình để đạt kết quả tốt.

Cá nhân nhân sự cần phải chịu trách nhiệm đến cùng: Khi phát sinh vấn đề, mỗi cá nhân cần chủ động trao đổi, kiểm tra lại quá trình trên mục tiêu và kết quả của mô hình OKR để nhanh chóng giải quyết và kiểm soát vấn đề.

4. Theo dõi và kiểm tra thường xuyên

Trong quá trình theo dõi và kiểm tra mô hình OKR cần thực hiện theo đúng nguyên tắc: cá nhân tự theo dõi đánh giá; quản lý theo dõi, kiểm tra các cá nhân và tiến độ hoàn thành OKR.

Mỗi cá nhân cần theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện mô hình OKR thường xuyên trên thang điểm đưa ra để xem mình đã hoàn thành công việc được bao nhiêu, đã đi đúng định hướng của công ty chưa.

Nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện OKR theo tuần, tháng, quý, năm. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi theo đúng mục tiêu ban đầu.

 

 

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên

Có thể thấy OKR là một mô hình quản trị giúp các doanh nghiệp dễ dàng chạm đến mục tiêu kinh doanh của mình. Mong rằng các nguyên tắc sử dụng mô hình OKR nêu trên sẽ mang đến cho bạn có những kiến thức bổ ích để áp dụng thành công OKR.