3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,651 Xem thêm Liên hệ

Video

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xây dựng quy trình tuyển dụng?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xây dựng quy trình tuyển dụng?

Trong doanh nghiệp, xây dựng quy trình tuyển dụng là bước quan trọng để có thể tiếp cận và chiêu mộ được những nhân viên phù hợp. Vậy các nhà tuyển dụng cần lưu ý gì khi xây dựng quy trình này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được biết thêm chi tiết. 

Quy trình tuyển dụng thường gồm các bước nào?

Thông thường quy trình tuyển dụng nhân sự trong các doanh nghiệp được xây dựng với các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Đây là bước quan trọng đầu tiên, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ cần thiết và các yêu cầu chi tiết của việc tuyển dụng.

Bước 2: Chuẩn bị bản mô tả công việc cần thiết 

Bản mô tả công việc là một văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm cần thiết, tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ.

 
 

Thông thường có 6 bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự

Bước 3: Lựa chọn và tìm kiếm nguồn nhân sự

Cần xác định kênh tuyển dụng nào sẽ giúp bạn tiếp cận được với nguồn nhân sự phù hợp với vị trí cần tuyển, các trang mạng xã hội, các trang tuyển dụng hay là headhunt…

Bước 4: Tiếp nhận và lọc hồ sơ

Khi tiếp cận hồ sơ ứng viên, bộ phận quản lý nhân sự trong doanh nghiệp cần tiến hành chọn lọc hồ sơ để tìm ra những ứng viên phù hợp nhất đi đến vòng tiếp theo.

Bước 5: Phỏng vấn

Khi tất cả các ứng viên đã được bộ phận nhân sự sàng lọc, các ứng viên phù hợp nhất, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đến giai đoạn phỏng vấn. Tùy vào các yêu cầu về vị trí công việc mà bộ phận nhân sự có thể lựa chọn phương pháp phỏng vấn sao cho phù hợp

Bước 6: Đánh giá và thông báo kết quả

Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp cần phải xem xét ứng viên có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của mình hay không.

Sau khi doanh nghiệp đã chọn được ứng viên phù hợp, việc của bộ phận nhân sự cần làm là gửi email thông báo việc trúng tuyển đến ứng viên và xác minh lại các thông tin của ứng viên trúng tuyển.

Bước 7: Giới thiệu nhân viên mới 

Khi các ứng viên đã chấp nhận lời mời làm việc tại doanh nghiệp, họ chính thức trở thành nhân viên của công ty. Bộ phận nhân sự sẽ tiến hành bàn giao các công việc, cũng như giới thiệu các ứng viên mới với các nhân viên trong phòng ban. 

 Xem thêm: Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự đơn giản, hiệu quả

Những lưu ý khi xây dựng quy trình tuyển dụng 

Dưới đây là một số lưu ý đối với các doanh nghiệp khi xây dựng quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo quá trình tuyển dụng được diễn ra chuyên nghiệp và hiệu quả:

1. Có kế hoạch tuyển dụng một cách rõ ràng

Trước khi bắt tay vào việc tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp cần lên một kế hoạch tuyển dụng rõ ràng để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó cần thể hiện được chính xác vị trí công việc cần tuyển, số lượng nhân viên cần tuyển, thời điểm tuyển dụng, các kênh tìm kiếm ứng viên… Cần tránh tình trạng tuyển một cách ồ ạt, không có kế hoạch rõ ràng khiến lãng phí thời gian, công sức và tiền của của doanh nghiệp.

 
 

Doanh nghiệp cần có quy trình tuyển dụng rõ ràng

2. Mô tả công việc một cách cụ thể, chính xác

Để tìm kiếm được ứng viên phù hợp nhất, doanh nghiệp cần phải mô tả công việc một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó, ứng viên biết được mình có thật sự phù hợp với vị trí công việc này hay không và doanh nghiệp cũng có thể tìm được đúng người mình đang cần. Tránh tình trạng khi ứng viên đã đến phỏng vấn, hoặc qua phỏng vấn và đến thử việc rồi mới nhận ra là không phù hợp với công việc. 

Ngoài việc mô tả công việc cụ thể, doanh nghiệp cũng cần lưu ý mô tả công việc một cách chính xác vị trí mà mình đang cần tuyển. Làm được điều này sẽ tránh được tình trạng nhân viên có cảm giác như mình “lừa” khi nhận công việc khác hoàn toàn với những gì mà công ty mô tả lúc ứng tuyển. Tình trạng nhảy vị cũng vì thế mà có thể được hạn chế phần lớn.

3. Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng 

Sai lầm của rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là luôn “đốt cháy giai đoạn” khi tuyển dụng. 

Điển hình như khi gặp được một ứng viên phù hợp, lãnh đạo công ty thường liên hệ trực tiếp với ứng viên đó luôn mà không thông qua bộ phận nhân sự. Hay trường hợp ứng viên là “người quen, người nhà”, một số bước trong quy trình tuyển dụng cũng bị lược bớt đi. 

Điều này sẽ khiến ứng viên đánh giá thấp về sự chuyên nghiệp của công ty, còn công ty cũng không thể đánh giá được một cách khách quan, toàn diện và chính xác nhất về ứng viên đó. 

 Xem thêm: 2 điều cần biết khi phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự

4. Đừng bỏ qua yếu tố văn hóa doanh nghiệp 

Đây lưu ý quan trọng trong bước phỏng vấn mà các doanh nghiệp cần biết. Ở bước này, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào phỏng vấn ứng viên, đặt ra các câu hỏi để kiểm tra về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của ứng viên mà quên mất rằng cần giới thiệu cho ứng viên về văn hóa doanh nghiệp của mình. 

Thông thường, các ứng viên thực tài sẽ tỏ ra quan tâm đặc biệt đến văn hóa doanh nghiệp của công ty. Việc tìm được doanh nghiệp có văn hóa phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của ứng viên.

Trên đây là một số lưu ý khi xây dựng quy trình tuyển dụng mà các doanh nghiệp cần biết. Có được một quy trình tuyển dụng hoàn hảo sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp tìm được những nhân sự phù hợp.