3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,636 Xem thêm Liên hệ

Video

Quản trị Nguồn nhân lực (HRM) là gì? Tất tần tật về Quản trị Nguồn nhân lực

Quản trị Nguồn nhân lực (HRM) là gì? Tất tần tật về Quản trị Nguồn nhân lực

Đối với mỗi doanh nghiệp thì nguồn nhân lực chính là tài sản quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Hiểu rõ về quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong bài viết này sẽ giới thiệu về khái niệm, tầm quan trọng, chức năng và quy trình Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực (HRM) là gì?

Quản trị nguồn nhân lực (HRM - Human Resource Management) là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty. HRM là một khâu không thể thiếu để một doanh nghiệp phát triển, giúp phát huy tối đa khả năng của nhân sự, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.Việc quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ đóng góp to lớn vào chiến lược chung để hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. 
 
 

Tầm quan trọng của HRM trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực được các nhà chiến lược kinh doanh xem là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sự sẽ phát triển vượt trội hơn hẳn so với những doanh nghiệp không chú trọng vào điều này. 

Tất cả những lợi thế cạnh tranh, mục đích hoạt động và giá trị doanh nghiệp đều bắt nguồn từ HRM. Quản trị nguồn nhân sự tốt đóng vai trò then chốt để doanh nghiệp phát triển, kiến tạo thành công.

Khi đã được nắm được tầm quan trọng của HRM, các nhà lãnh đạo nhân sự cần tìm hiểu cách quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp sức cho sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp.

Chức năng của HRM trong doanh nghiệp

Với vai trò quan trọng trên, HRM trong quản trị doanh nghiệp được cụ thể hóa với 3 chức năng sau:
  • Thu hút nguồn nhân lực
Thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu và kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu của HRM. Chức năng này này bao gồm những công việc cụ thể như dự báo, hoạch định nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên. Trong đó, công tác tuyển dụng được thực hiện tốt giúp doanh nghiệp có đầy đủ nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là quản lý toàn bộ các khía cạnh, yếu tố xoay quanh chính các nhân sự đó. Những công tác như quản lý thông tin, hồ sơ, hợp đồng, chấm công, tính lương,... đều thuộc phạm trù chức năng này của HRM. Quản lý nguồn nhân lực tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi đúng hướng, đúng kế hoạch.
  • Duy trì và phát triển nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này tập trung chính vào việc duy trì và phát triển tối đa hiệu quả nguồn nhân lực mà doanh nghiệp sở hữu. 
    • Chức năng duy trì nguồn nhân lực chính là công tác xây dựng chế độ đãi ngộ, phúc lợi đúng đắn và kế hoạch thăng tiến phù hợp để góp phần nâng cao tinh thần làm việc và tăng cường sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.    
    • Việc phát triển nguồn nhân lực tập trung vào việc nâng cao kĩ năng, năng lực của nhân viên để họ có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc mà doanh nghiệp giao phó. Chức năng này thường bao gồm các hoạt động xây dựng khung năng lực, khóa học huấn luyện, đào tạo để nhân sự trau dồi, nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Làm tốt 3 chức năng này chính là chìa khóa đem lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp, nhưng đây cũng là thách thức to lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Quy trình quản trị nguồn nhân lực

Quy trình quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng để xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Quy trình này bắt đầu từ việc tuyển dụng nhân sự cho đến khi nhân sự đó trở thành “tài sản” của công ty.Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình quản trị nguồn nhân lực khác nhau để phù hợp với đặc thù doanh nghiệp mình. Nhưng nhìn chung, một quy trình quản trị nguồn nhân lực chuẩn bao gồm các bước cơ bản sau:
  • Lập kế hoạch nhân sự: Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị nguồn nhân lực. Nhà lãnh đạo nhân sự cần xác định mục tiêu, chiến lược và phân tích tình trạng nhân sự hiện tại để xây dựng một kế hoạch HRM phù hợp, cung cấp đúng và đủ nhân sự cho công ty.
  • Tuyển dụng: Tại bước này, nhà lãnh đạo nhân sự cung cấp thông tin công việc để thu hút ứng viên, sàng lọc, phỏng vấn và kế hoạch hội nhập cho ứng viên phù hợp.
  • Quản lý nhân viên: Để thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp, nhân viên cần được quản lý đúng hướng và đúng cách. Nhà quản lý nhân sự cần hiểu rõ năng lực và kỹ năng của nhân viên để phân công công việc đúng vị trí và xây dựng lộ trình phát triển phù hợp cho họ.
  • Đào tạo và phát triển: Dựa trên các mục tiêu công việc, nhân viên sẽ được đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao hiệu quả công việc và xử lý những khó khăn trong tương lai.
  • Đánh giá: Sau bước đào tạo, doanh nghiệp bắt đầu quy trình đánh giá nhân viên theo khung năng lực và các tiêu chí chuẩn mực có sẵn. Bước này giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định nhân sự chính xác và sáng suốt. 
 

 

Từ đây, một bài toán mới được đặt ra cho nhà lãnh đạo nhân sự là làm sao để quản trị nguồn nhân lực hợp lý, đúng đắn. Dưới đây sẽ liệt kê chi tiết những điều cần làm để quy trình HRM trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả: 

  • Quản lý hiệu suất
Quản lý hiệu suất tập trung vào việc đánh giá và nâng cao hiệu suất của nhân viên. Để quản lý hiệu suất đúng cách, cần có một phương pháp quản trị phù hợp để xây dựng lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Doanh nghiệp lấy đó làm tiền đề để dẫn dắt đội ngũ nhân sự, lượng hóa mục tiêu chung của doanh nghiệp thành nhiệm vụ cá nhân, tạo động lực thúc đẩy nhân viên.
  • Đào tạo và phát triển
Việc doanh nghiệp thiết lập khung kỹ năng nhân viên phù hợp cho mỗi cấp độ nhân sự và xây dựng những khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng chuyên môn giúp hiệu quả công việc tăng cao và mở khóa năng lực tiềm ẩn của nhân viên. Song song với đó, nhân sự cũng có cơ sở để nắm được yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó trau dồi kỹ năng, mở rộng kiến thức để hoàn thiện và nâng cấp bản thân, phát triển sự nghiệp.
  • Thù lao và chế độ đãi ngộ
Thù lao và chế độ đãi ngộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhân viên hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Việc công nhận và ghi nhận những đóng góp của nhân viên cũng sẽ tạo ra động lực và hài lòng trong công việc. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách đãi ngộ, các khoản lương thưởng công bằng để giữ chân nhân tài.
  • Quan hệ trong công việc

Có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động đến mối quan hệ của nhân viên với doanh nghiệp. Thông thường, các yếu tố này bao gồm môi trường làm việc, quan điểm cá nhân, lương thưởng,... Nhà quản lý nhân sự cần lưu ý đến tất cả các yếu tố này để xây dựng mối quan hệ lành mạnh với nhân viên. 

Trên lý thuyết là vậy nhưng để ứng dụng thành công vào thực tế lại là một việc vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số hiện nay. Nếu như không có công cụ hỗ trợ phù hợp thì khả năng doanh nghiệp bị “bế tắc" ngay trong quy trình của chính mình là rất cao. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp sử dụng phần mềm HRM để tối ưu hóa quy trình quản trị nguồn nhân lực, giúp nhà lãnh đạo nhân sự dễ dàng tổng hợp, phân tích đánh giá đa chiều và đưa ra các quyết định nhân sự chính xác.